TÊN LỬA VIỆT NAM ‘ĐỦ SỨC GÂY HOẢNG LOẠN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ TRUNG QUỐC’

“Việt Nam có chiến lược gì để chống lại sự áp bức của Trung Quốc?” là tựa và câu hỏi của Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia quân sự châu Á của Đại học New South Wales và Học viện quốc phòng Úc, trong bài viết cho trang The Diplomat ngày 28.5. Một Thế Giới xin trích dịch:

TÊN LỬA VIỆT NAM
TÊN LỬA VIỆT NAM

Giới truyền thông quốc tế đã có phần giảm “độ nóng” khi theo dõi cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam về sự kiện Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nhưng các cuộc đối đầu hàng ngày vẫn tiếp diễn.
Tình hình hiện nay không phải là sự bế tắc. Trung Quốc đang tìm cách thay đổi nguyên trạng vùng biển bằng cách đẩy lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam ra bên ngoài “đường chín đoạn” vô lý mà họ đơn phương tuyên bố.
Trung Quốc đang tiến hành một cuộc “chiến tranh tiêu hao” với Việt Nam trong tư thế mạnh hơn đối phương nhiều lần. Trung Quốc dùng chiến thuật đâm va tàu Việt Nam có trọng tải nhỏ hơn từ 2 đến 4 lần tàu của mình – một chiến thuật được thiết kế để gây hư hại khiến các tàu Việt Nam cần phải vào bờ để sửa chữa.
Nếu tỉ lệ tổn thất hiện nay tiếp tục, Việt Nam có thể không có đủ tàu để tiếp tục đối đầu với Trung Quốc trong vùng nước quanh giàn khoan.
Phía Việt Nam đã hết sức thận trọng, cố giữ kín các vũ khí nhẹ trên tàu. So với việc các tàu TQ hạ bạt, khoe súng đạn, rõ ràng cho thấy Việt Nam đang theo đuổi lập trường không khiêu khích.
Việt Nam vẫn còn để các chiến hạm và tàu ngầm của mình nằm yên trong cảng hay nằm khá xa vùng biển quanh giàn khoan.
Cốt lõi của chiến lược đang hình thành của Việt Nam là tránh trực diện đối đầu với Trung Quốc, trong một nỗ lực buộc họ phải rút giàn khoan và các tàu hải quân Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nói đúng ra, các nhà chiến lược Việt Nam chỉ tìm cách ngăn chặn các hành động tương tự của Trung Quốc trong tương lai.
Vào thời điểm này, hình như Việt Nam đang cân nhắc hai chiến lược để ngăn chặn Trung Quốc
Một là, dùng đòn bẩy của các quan hệ đồng minh giữa Mỹ với Nhật Bản và Philippines.
Hai là, trong trường hợp có xung đột vũ trang, dùng “hiểm họa hai bên chắc chắn hủy diệt lẫn nhau”.
Các quan chức Việt Nam trong các cuộc tiếp xúc đã nhấn mạnh rằng tất cả những hành động được thực thi dù theo bất cứ chiến lược nào cũng sẽ hoàn toàn minh bạch để giảm đến mức tối thiểu các tính toán sai lầm từ phía Trung Quốc.
Mục đích chính của chiến lược mới thành hình của Việt Nam là không trực tiếp đối đầu với Trung Quốc, chỉ ngăn chặn họ bằng cách tạo tình huống theo đó Trung Quốc sẽ phải hoặc là chấp nhận nguyên trạng hoặc là leo thang xung đột.
Việc này sẽ kéo theo nhiều rủi ro cho Trung Quốc, vì các lực lượng Việt Nam sẽ hoạt động bên cạnh hai đồng minh của Mỹ để theo đuổi mục tiêu của mình bằng phương cách hòa bình.
Việt Nam đã tiếp cận Nhật Bản và Philippines nhằm nỗ lực đẩy mạnh sự tương tác với các lực lượng biển của những nước này, gồm cả lực lượng cảnh sát biển và hải quân.
Mỹ sẽ giúp Việt Nam tuần tra biển bằng không quân
Việt Nam gần đây đã tham gia Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt. Sự kiện này có thể tạo cơ hội để Mỹ trợ giúp Việt Nam phát triển khả năng giám sát vùng biển thuộc trách nhiệm của mình.
Các máy bay không vũ trang thuộc lực lượng hải giám của hải quân Mỹ, có căn cứ tại Philippines theo Hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA) mà Mỹ và Philippines vừa ký, có thể triển khai đến Việt Nam trên cơ sở tạm thời. Chúng có thể tiến hành các phi vụ giám sát biển hỗn hợp cùng với các máy bay Việt Nam.
Nhân viên quân sự Mỹ có thể bay trên các máy bay thám thính Việt Nam với tư cách quan sát viên và ngược lại.
Các nhà phân tích dự kiến, Trung Quốc sẽ tung ra các cuộc diễu võ giương oai của hải quân trên biển biển Đông hằng năm từ tháng 5 đến tháng 8.
Đây cũng là cơ hội để Mỹ và Nhật Bản tổ chức một loạt cuộc thao diễn hải quân kéo dài và các chuyến bay giám sát biển với Việt Nam, ngay trước khi các lực lượng Trung Quốc xuất hiện.
Chi tiết của tất cả hoạt động này sẽ hoàn toàn minh bạch đối với mọi quốc gia trong khu vực, kể cả Trung Quốc.
Chiến lược gián tiếp này của Việt Nam tạo điều kiện cho Mỹ bày tỏ một cách cụ thể chính sách công khai, chống lại việc sử dụng hình thức đe dọa và chèn ép để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.
Chiến lược gián tiếp của Việt Nam không đòi hỏi Mỹ phải trực tiếp đối đầu với Trung Quốc. Chiến lược của Việt Nam đặt gánh nặng lên vai Trung Quốc trong việc quyết định có nên hay không nên chấp nhận rủi ro do việc tấn công các đội hình quân sự hỗn hợp gồm tàu hải quân và máy bay Việt Nam hoạt động cùng với các đồng minh của Mỹ, tức Philippines và Nhật Bản, hoặc với nhân viên quân sự Mỹ.
Hải quân và không quân sẽ hoạt động trong vùng biển và vùng trời quốc tế. Mục tiêu là duy trì một sự hiện diện liên tục của hải quân, không quân để ngăn chặn việc Trung Quốc dùng đe dọa và chèn ép đối với Việt Nam.
Khả năng ngăn chặn có thể được tăng cường bằng cách trao đổi các thủy thủ đoàn và phi hành đoàn trong các cuộc diễn tập. Phạm vi và cường độ của những cuộc diễn tập này có thể thay đổi tùy theo mức độ của các căng thẳng.
Phương án phản công của Việt Nam là…?
Chiến lược ngăn chặn thứ hai mà Việt Nam có thể dùng đến là “bảo đảm hủy diệt lẫn nhau”, chỉ được áp dụng cho một tình thế nghiệt ngã khi quan hệ Việt – Trung tồi tệ đến mức trở thành xung đột vũ trang.

TÊN LỬA VIỆT NAM
TÊN LỬA VIỆT NAM

Mục đích của chiến lược này không phải là đánh bại Trung Quốc mà chỉ gây đủ thiệt hại vật chất và bất ổn tâm lý, khiến giá bảo hiểm của Công ty Lloyd đối với các tàu biển tăng vọt và khiến các nhà đầu tư nước ngoài hoảng hốt bỏ chạy.

Theo chiến lược này, nếu xung đột vũ trang bùng nổ, Việt Nam sẽ dành ưu tiên cho việc nhắm vào các thương thuyền và các tàu chở dầu mang cờ Trung Quốc hoạt động trong vùng cực nam biển Đông. Việt Nam hiện có tên lửa đạn đạo ven biển có thể bắn đến các căn cứ hải quân Trung Quốc trên đảo Hải Nam và đảo Phú Lâm.

Các nhà hoạch định chiến lược Việt Nam còn nêu rằng Việt Nam phải mua ngay số lượng lớn tên lửa đạn đạo có khả năng bắn đến Thượng Hải và thậm chí đến cả Hồng Kông.
Trong trường hợp có xung đột vũ trang, những thành phố này và nhiều thành phố khác có thể trở thành mục tiêu oanh tạc, nhằm gây rối loạn rộng lớn cho nền kinh tế Trung Quốc.
Việc này sẽ có một tác động toàn cầu. Các nhà chiến lược Việt Nam tin chắc rằng các cường quốc quan trọng sẽ can thiệp để chống lại hành động xâm lược của Trung Quốc.
Việt Nam cũng đang cân nhắc một chiến lược mới, gồm việc gián tiếp lôi kéo các nước khác vào cuộc đối đầu với Trung Quốc của mình.
Đây là một tín hiệu cho thấy các quan chức và các nhà chiến lược Việt Nam coi những căng thẳng hiện nay như là một chiến lược dài hạn của Trung Quốc nhằm quyết đoán địa vị bá quyền, không những tại biển Đông mà còn tại biển Hoa Đông.
Sức thu hút của một chiến lược gián tiếp, minh bạch và không khiêu khích nằm ở chỗ nó cung cấp cho Nhật Bản, Philippines và Mỹ một phương cách ngăn chặn đường lối nguy hiểm hiện nay của Trung Quốc.

Nguồn doisongxahoi.net
Bài đăng Mới hơn
« Prev Post
Bài đăng Cũ hơn
Next Post »