Trong cuộc sống bộn bề hiện nay,
nếu bạn là một người làm việc thường trong môi trường xuyên phải di
chuyển, thì có lẽ laptop chính là “vật bất ly thân” với bạn? Và hơn ai
hết, chúng tôi hiểu rằng, ngoài việc phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để
sở hữu nó thì việc bảo quản và bảo vệ cho laptop nhằm kéo dài tuổi thọ
luôn là vấn đề được rất nhiều người dùng quan tâm.
Do đó, trong bài viết này, Genk sẽ gợi ý cho bạn việc làm thế nào để bảo quản và bảo vệ tốt cho chiếc laptop thân yêu của mình.
Phụ kiện bảo vệ phần cứng
Nếu bạn sở hữu một chiếc laptop cao cấp thì vấn đề bảo quản hay bảo vệ về phần cứng cho nó là không cần thiết vì hầu hết chúng đã được trang bị những công nghệ bảo vệ tiên tiến như ổ cứng chống sốc, chống va đập… còn về phía các laptop giá bình dân thì hầu như không có. Vì thế bạn cần phải dùng đến một số phương pháp bảo vệ sau đây.
- Túi chống sốc: Ngoài chiếc balo chứa laptop, bạn cũng cần phải sắm thêm một túi chống sốc để bảo vệ tốt hơn cho laptop để tránh các trường hợp va đập không cần thiết. Ngoài ra khi cần di chuyển mà không mang balo thì đây cũng là một vật dụng giúp hạn chế tối thiểu các va chạm về phần cứng.
- Khóa chống trộm: Chiếc khóa sẽ khóa cố định laptop vào một vị trí nào đó như mặt bàn chẳn hạn, ở những nơi công cộng mà bạn phải rời đi ít phút.
- Dán màn hình, máy hút bụi mini và bộ vệ sinh laptop: Để tránh bụi và các vết bẩn dính lên màn hình hay hạn chế dấu vân tay, chống chói, chống trầy xước thì dán màn hình là phụ kiện có thể giúp bạn tránh được các vấn đề này. Và với bộ vệ sinh laptop, bạn có thể nhanh chóng giải quyết các vấn đề về bụi và giữ vệ sinh cho bề ngoài của laptop. Máy hút bụi mini qua cổng USB sẽ giúp dễ dàng vệ sinh bàn phím và xung quanh laptop. Nên dùng thường xuyên vì nếu bụi bám lâu ngày sẽ cản trở việc tiếp xúc giữa mạch điện và phím bấm, gây ra hiện tượng phím chết. Hút bụi các lỗ thông gió, các cổng cắm USB, cổng HDMI, cổng VGA,…
- Miếng che bàn phím: Để tránh việc bạn sơ ý làm đổ nước lên máy tính, khả năng chống bụi bẩn và không bị mòn theo thời gian, bạn nên sử dụng một miếng che bàn phím bằng silicon mỏng.
- Đế tản nhiệt: Là thiết bị giúp tản nhiệt cho laptop để duy trì khả năng hoạt động lâu dài cho các thành phần phần cứng bên trong.
Bảo vệ về phần mềm
Về phần này, chủ yếu tập trung đến vấn đề bảo mật cho laptop khi sử dụng kết nối mạng thông qua kết nối công cộng là WiFi.
- Đặt mật khẩu cho tài khoản hệ điều hành trên laptop: Dù chỉ có mình bạn sử dụng nhưng bạn cũng nên đặt mật khẩu cho hệ điều hành mình đang dùng trên laptop để tránh các truy cập dữ liệu không mong muốn khi bạn không sử dụng laptop hoặc bị đánh cắp.
- Vô hiệu hóa việc khởi động bằng CD/DVD và USB: Ngay cả khi bạn đã đặt mật khẩu cho hệ điều hành trên laptop, thì với người dùng am hiểu về máy tính, họ có thể xâm nhập và phá mã password của máy tính bạn bằng những phần mềm chuyên dụng khi khởi động từ đĩa CD/DVD hoặc USB gắn ngoài. Do đó nếu có thể thì bạn hãy tạm vô hiệu hóa việc khởi động bằng CD/DVD và USB bằng cách vào BIOS để tùy chỉnh các thông số này.
- Cài đặt một trình antivirus bảo vệ: Sử dụng một phần mềm diệt virus tốt để cài đặt và sử dụng quét virus thường xuyên, lâu dài cho laptop là việc nên làm. Nếu có khả năng, bạn có thể mua và cài đặt các trình antivirus nổi tiếng như Kaspersky IS 2014, AVG Antivirus,… hoặc sử dụng phiên bản miễn phí của chúng.
- Sử dụng VPN: Cách tốt nhất để chặn các hành vi phi pháp này là bạn phải mã hóa dữ liệu bạn gửi từ laptop đến những người có liên quan trong văn phòng công ty bạn bằng một phương thức "mạng riêng ảo" (VPN). Nếu bạn không được cấp sử dụng VPN, bạn có thể sử dụng các phần mềm tương tự khác từ các nhà cung cấp dịch vụ như: StreamVia hoặc StrongVPN. Điều này đảm bảo dữ liệu của bạn được mã hóa và bảo vệ khi đến tay những người dùng khác trong bất kỳ mạng internet nào.
Kết
Trên đây chỉ là một số gợi ý cho việc nên làm thế nào để bảo quản và bảo vệ tốt cho chiếc laptop từ Genk, vậy còn bạn thì sao? Bạn có gợi ý nào hay cho vấn đề này? Hãy góp ý cho mọi người cùng biết nhé!
Do đó, trong bài viết này, Genk sẽ gợi ý cho bạn việc làm thế nào để bảo quản và bảo vệ tốt cho chiếc laptop thân yêu của mình.
Phụ kiện bảo vệ phần cứng
Nếu bạn sở hữu một chiếc laptop cao cấp thì vấn đề bảo quản hay bảo vệ về phần cứng cho nó là không cần thiết vì hầu hết chúng đã được trang bị những công nghệ bảo vệ tiên tiến như ổ cứng chống sốc, chống va đập… còn về phía các laptop giá bình dân thì hầu như không có. Vì thế bạn cần phải dùng đến một số phương pháp bảo vệ sau đây.
- Túi chống sốc: Ngoài chiếc balo chứa laptop, bạn cũng cần phải sắm thêm một túi chống sốc để bảo vệ tốt hơn cho laptop để tránh các trường hợp va đập không cần thiết. Ngoài ra khi cần di chuyển mà không mang balo thì đây cũng là một vật dụng giúp hạn chế tối thiểu các va chạm về phần cứng.
- Khóa chống trộm: Chiếc khóa sẽ khóa cố định laptop vào một vị trí nào đó như mặt bàn chẳn hạn, ở những nơi công cộng mà bạn phải rời đi ít phút.
- Dán màn hình, máy hút bụi mini và bộ vệ sinh laptop: Để tránh bụi và các vết bẩn dính lên màn hình hay hạn chế dấu vân tay, chống chói, chống trầy xước thì dán màn hình là phụ kiện có thể giúp bạn tránh được các vấn đề này. Và với bộ vệ sinh laptop, bạn có thể nhanh chóng giải quyết các vấn đề về bụi và giữ vệ sinh cho bề ngoài của laptop. Máy hút bụi mini qua cổng USB sẽ giúp dễ dàng vệ sinh bàn phím và xung quanh laptop. Nên dùng thường xuyên vì nếu bụi bám lâu ngày sẽ cản trở việc tiếp xúc giữa mạch điện và phím bấm, gây ra hiện tượng phím chết. Hút bụi các lỗ thông gió, các cổng cắm USB, cổng HDMI, cổng VGA,…
- Miếng che bàn phím: Để tránh việc bạn sơ ý làm đổ nước lên máy tính, khả năng chống bụi bẩn và không bị mòn theo thời gian, bạn nên sử dụng một miếng che bàn phím bằng silicon mỏng.
- Đế tản nhiệt: Là thiết bị giúp tản nhiệt cho laptop để duy trì khả năng hoạt động lâu dài cho các thành phần phần cứng bên trong.
Bảo vệ về phần mềm
Về phần này, chủ yếu tập trung đến vấn đề bảo mật cho laptop khi sử dụng kết nối mạng thông qua kết nối công cộng là WiFi.
- Đặt mật khẩu cho tài khoản hệ điều hành trên laptop: Dù chỉ có mình bạn sử dụng nhưng bạn cũng nên đặt mật khẩu cho hệ điều hành mình đang dùng trên laptop để tránh các truy cập dữ liệu không mong muốn khi bạn không sử dụng laptop hoặc bị đánh cắp.
- Vô hiệu hóa việc khởi động bằng CD/DVD và USB: Ngay cả khi bạn đã đặt mật khẩu cho hệ điều hành trên laptop, thì với người dùng am hiểu về máy tính, họ có thể xâm nhập và phá mã password của máy tính bạn bằng những phần mềm chuyên dụng khi khởi động từ đĩa CD/DVD hoặc USB gắn ngoài. Do đó nếu có thể thì bạn hãy tạm vô hiệu hóa việc khởi động bằng CD/DVD và USB bằng cách vào BIOS để tùy chỉnh các thông số này.
- Cài đặt một trình antivirus bảo vệ: Sử dụng một phần mềm diệt virus tốt để cài đặt và sử dụng quét virus thường xuyên, lâu dài cho laptop là việc nên làm. Nếu có khả năng, bạn có thể mua và cài đặt các trình antivirus nổi tiếng như Kaspersky IS 2014, AVG Antivirus,… hoặc sử dụng phiên bản miễn phí của chúng.
- Sử dụng VPN: Cách tốt nhất để chặn các hành vi phi pháp này là bạn phải mã hóa dữ liệu bạn gửi từ laptop đến những người có liên quan trong văn phòng công ty bạn bằng một phương thức "mạng riêng ảo" (VPN). Nếu bạn không được cấp sử dụng VPN, bạn có thể sử dụng các phần mềm tương tự khác từ các nhà cung cấp dịch vụ như: StreamVia hoặc StrongVPN. Điều này đảm bảo dữ liệu của bạn được mã hóa và bảo vệ khi đến tay những người dùng khác trong bất kỳ mạng internet nào.
Kết
Trên đây chỉ là một số gợi ý cho việc nên làm thế nào để bảo quản và bảo vệ tốt cho chiếc laptop từ Genk, vậy còn bạn thì sao? Bạn có gợi ý nào hay cho vấn đề này? Hãy góp ý cho mọi người cùng biết nhé!
Chuyển đổi codeChuyển đổi code Biểu tượng cảm xúcBiểu tượng cảm xúc