Tự hào là một trong số ít trò chơi được giới thiệu tại lễ hội game toàn cầu World Cyber Games, Empire Earth 2 tham gia với tư cách là kẻ thừa kế tiềm năng của Empire Earth. Ngay từ lần đầu tiên ra mắt, Empire Earth đã được Game Spy và một số báo điện tử chuyên về game đánh giá là một trong những trò chiến thuật hay nhất của hệ máy PC trong năm 2001. Liệu với phần 2 này, trò chơi có còn được các game thủ đánh giá cao?
Legends of Aranna.
Lý do khiến Mad Doc có được hợp đồng này rất đơn giản: họ tỏ ra rất am tường về trò chơi và có những kế hoạch cụ thể để giúp trò chơi tiếp tục đạt được nhiều thành công hơn nữa... Tuy nhiên, mọi chuyện không phải luôn diễn ra đúng như mong đợi, sản phẩm tiếp theo của loạt trò Empire Earth phát hành một năm sau đó mang tên Empire Earth: The Art of Conquest thì lại không được đánh giá cao như phiên bản đầu tiên, và các game thủ cho rằng trò này không có cải tiến gì rõ rệt so với bản đầu. Đây là bài học kinh nghiệm để Mad Doc chuẩn bị tốt hơn cho phiên bản thứ 2 sẽ được tung ra trong thời gian sắp tới.
10.000 năm trước CN, con người bước vào thời đại đồ đá (Stone Age). Các nền văn minh ra đời. Trải qua thời gian dài đằng đẵng, con người cuối cùng cũng đã vươn đến thời đại của trí tuệ nhân tạo, của những con rô bốt (Synthetic Age) - năm 2230 sau CN. 15 kỷ nguyên đã trôi qua, 14 nền văn minh khác nhau lần lượt xuất hiện. Và song hành cùng chúng là chiến tranh. Bạn, người dẫn đường cho dân tộc của mình, sẽ đưa những cư dân nhỏ bé đi về đâu trong dòng thời gian? Kết thúc ở kỷ nguyên công nghiệp hay thời đại của những con rô bốt?
Lần ra mắt này, mặt quản lý của EE2 có khá nhiều tính năng mới: nào là lập kế hoạch tác chiến cùng máy (một điểm khá “độc” chưa từng có trong dạng game RTS), hay khai thác tài nguyên khá tiện: chỉ việc “click” vào biểu tượng tài nguyên tương ứng với số nông dân có sẵn (thay cho việc phải đích thân phân bố), và bạn có thể giám sát được số lượng phu đang dùng cho mỗi tài nguyên; hoặc chế độ ngoại giao (Diplomacy) trông khá hơn, bạn có thể điều đình với đối phương bằng cách cống nạp đất, tài nguyên và đơn vị quân v.v... Nhưng theo nhận xét cá nhân, các tính năng đó chưa thật sự hoàn chỉnh trong cách sử dụng. Bạn có khi nào cảm thấy thoải mái khi “è lưng” cống nạp cho máy mọi thứ, trong khi mình không thể ra lệnh cho máy làm ngược lại? Đó là “mặt trái” của Diplomacy, nó chỉ có một chiều! Có thật là tiện trong việc khai thác tài nguyên bằng hệ thống quản lý mới không, khi bạn chẳng biết các “thần dân” của mình đang ở đâu: lãnh thổ của phe ta hay phe địch? Và thường thì có rất nhiều việc xảy ra liên tục, đủ để bạn bận rộn, nên không còn đâu thời gian để quan tâm đến việc sử dụng hệ thống quản lý trung gian này. Nó chỉ tiện lợi trong việc quản lý vi mô tập trung một chỗ, nhưng không thích hợp cho việc quản lý vĩ mô trải rộng (nhiều thành phố cùng lúc). Vì vậy, trở về với cách thức quản lý nguyên thủy vẫn luôn được người chơi chọn lựa...
Nếu bạn là một fan cuồng nhiệt của dòng game Rise of Nations (hay ít ra cũng từng chơi qua), ngay khi nhìn vào phần hai này, ta sẽ thấy các ý tưởng của trò này đã “ăn sâu” vào trong máu thịt của EE2. “Nói có sách, mách có chứng”. Những tính năng chủ lực của RON hiện hữu đầy trong EE2! Đầu tiên, đó là sự xuất hiện của đường biên giới. Ai đã chơi RON cũng biết, mục đích của nó là xác định chủ quyền lãnh thổ, ngăn chặn những kẻ xâm nhập bằng cách trừng phạt: “rút máu” chúng từ từ. Với EE2, ngoài việc chứng tỏ “đây là đất của ta”, nó không có tác dụng nào khác khiến đối phương phải dè chừng. Bạn có thể vô tư xây dựng bất kỳ công trình nào trên đất của đối thủ (và ngược lại, tuy thời gian xây sẽ lâu hơn bình thường), mà không gặp một trở ngại nào cả. Đã có nhiều lần người viết phải... khốn đốn vì máy xây dựng các trại lính “sát nách” thành phố, phá rối liên tục! Kế đến, khi bàn về cách nâng cấp công nghệ, dù EE2 “cố” tránh né, nhưng cách thể hiện nó cũng y như RON: chia làm nhiều mục như Quân sự, Kinh tế... sau khi nghiên cứu hết sẽ xuất hiện công nghệ đặc biệt để lựa chọn như tăng độ sát thương, khai thác nhanh v.v... Nhân tiện, cũng nói sơ qua một điểm “dở” của EE2 nằm ở mặt lên cấp thời kỳ, cốt lõi không thể thiếu của dạng game dàn trận nâng cấp nhiều thời kỳ. Hầu như 99% trong các trò chơi RTS, việc lên cấp nằm tại nhà chính (Town Center, City Center... tùy game). Cách sắp đặt đó đã tạo thành một phản xạ tự nhiên, ăn sâu vào tâm trí người chơi, khi họ cần, sẽ biết tìm đến tại đâu. Tuy nhiên, EE2 đã bị “việt vị”, khi để vị trí lên cấp nằm ở tuốt trên... đầu màn hình, nơi mà theo thói quen quan sát, ít khi nào ta để ý tới. Và khi liếc sơ qua nút nhấn lên cấp này, trông hình dạng của nó chẳng khác gì một vật “trang trí”. Vì vậy, có thể hiểu tại sao đa số người chơi thường “quên” việc lên cấp thời kỳ. Một điểm “giống” RON khác là ở cách “chiếm” nhà đối phương. Nếu RON thực hiện theo kiểu: đánh sập nhà rồi ngồi đó chờ vài phút trước khi sở hữu, thì EE2 đi “tắt”: chiếm liền ngay lúc đầu (tất nhiên vẫn cần thời gian chờ)! Nhưng quả thật, việc chiếm nhà theo kiểu này còn lâu hơn cách xua quân tàn phá, sau đó là xây dựng lại.
Điểm hay duy nhất mà người viết “kết” EE2, là bạn không cần bận tâm tìm kiếm nguồn dự trữ tài nguyên, vì hầu hết chúng đều vô tận. Thay vào đó nên tập trung sự chú ý cho nhịp game khá cao. Với tốc độ này, việc xây dựng và quyết định của bạn phải thật nhanh, đôi lúc dẫn tới chút bối rối (vì phải quản lý cùng lúc nhiều thành phố khác nhau với các mức đe dọa đến từ nhiều hướng). Thêm vào đó, các trận đánh không chỉ “đã” tay, mà còn “sướng” cả con mắt.
Độ khó & Ai: Có khá nhiều mức lựa chọn thử thách trước khi bắt đầu một màn chơi; điều thường thấy ở dòng game Empire Earth. Theo nhận xét, chế độ Normal “phù hợp” với đa số người chơi: tuy máy xây dựng khá nhanh, nhưng bạn có thể đương đầu được; thậm chí nhiều lúc còn làm nó “trở tay” không kịp! Có điều đáng phàn nàn trong chế độ này là chúng ít tấn công dồn dập. Và nếu muốn được thử thách tột bậc, hãy thử nâng lên một mức (Hard). Bạn sẽ thấy “choáng” ngay lập tức. Máy xây cực kỳ lẹ, gây sát thương gấp đôi trong các trận giao tranh (ngược lại với bạn). Thật ra, trong chế độ này máy chơi “cheat”. Bởi ngay chính lúc chọn độ khó, game cũng đã “thú nhận” là mình... gian lận! Có lẽ chế độ này chỉ thích hợp cho những ai có bàn tay biết “múa” trên bàn phím thì mới có cơ may giành phần thắng.
Cốt truyện của trò chơi vẫn giữ nguyên nét hấp dẫn và sáng tạo khi chọn cách tái hiện lại các cuộc chiến giữa các quốc gia trên trái đất trong suốt quá trình hình thành và phát triển nhân loại, bắt đầu từ thời đại đồ đá, kéo dài cho tới hiện tại và xa hơn một chút là tương lai. Trên thực tế có rất nhiều quốc gia tồn tại trong khoảng thời gian này nhưng trò chơi chỉ chọn ra khoảng 14 quốc gia tiêu biểu đại diện cho các nền văn minh lớn như: Roman, Turk, Korean, Greek, Egyptian, German, Aztec, Mayan... và mỗi quốc gia đều có những ưu thế riêng nổi bật về các mặt như kinh tế, quân sự.
Trò chơi được thiết kế cho cả 2 chế độ chơi đơn và qua mạng. Ở chế độ chơi đơn có tất cả 3 chiến dịch của các quốc gia: Hàn Quốc, Đức và Mỹ; trong mỗi chiến dịch lại có 8 màn. Để hoàn thành trò chơi chắc chắn bạn phải tốn khá nhiều thời gian nghiên cứu và phát triển dân tộc đã chọn. Trận chiến diễn ra ở mọi nơi: trên bộ, trên biển và kể cả trên không. Tham gia các trận đánh là hơn 40 đơn vị quân khác nhau, trong đó có những binh chủng đặc biệt như thủy thủ đoàn. Binh chủng này có khả năng làm được nhiều việc khác nhau nên hỗ trợ rất tốt cho đồng đội tấn công. Riêng về phần chơi mạng, có tất cả 9 thể loại khác nhau; ngoài những thể loại truyền thống như: Death Match, King of the Hill, và Straight Conquest, thì nhà phát triển còn thêm vào một số thể loại mới rất lạ hứa hẹn nhiều thú vị cho người chơi. Trò chơi thiết kế để hỗ trợ 2 hình thức chơi mạng phổ biến hiện nay là chơi qua LAN hoặc Internet.
Trong phần 2 này có một số tính năng mới được đưa vào trò chơi. Trước tiên phải kể đến 'Citizen manager', chế độ này giúp công việc quản lý và tìm kiếm tài nguyên của bạn trở nên dễ dàng hơn nhiều. Trên hình nền bản đồ thế giới, bạn sẽ thấy rõ những vùng có chứa tài nguyên và số lượng tài nguyên mà bạn đang sở hữu. Chế độ 'War planner' cũng sử dụng bản đồ thế giới giống như 'Citizen manager', nhưng ngoài việc thể hiện lãnh thổ của từng quốc gia thì nó còn chỉ rõ hiện trạng quân đội của quốc gia đó, nên rất hữu ích cho việc đánh giá thực lực và điều động quân đội hiệu quả hơn. Nếu bạn muốn tấn công một quốc gia khác thì chỉ cần một cú nhấp chuột mà thôi. Hình ảnh trong trò chơi đã được đổi mới hoàn toàn ngay từ phần cốt lõi, vì thế sẽ không ngạc nhiên gì nếu ở phiên bản tiếp theo bạn sẽ thấy các hiệu ứng về thời tiết, ánh sáng, kể cả về địa hình, đều được sử dụng rất đa dạng và mạnh mẽ. Nhờ sự cải tiến này trò chơi sẽ tạo cho người chơi có được cái nhìn hoàn toàn mới chứ không phải đơn thuần chỉ là 'bình mới rượu cũ' như ở bản mở rộng trước đây. AI của máy lần này được các nhà phát triển thiết kế sao cho máy có thể chơi như một tay chơi thực thụ, có thể làm rất nhiều việc cùng lúc, biết tận dụng mọi nguồn tài nguyên để đạt được kết quả tốt nhất và quan trọng hơn là không chơi ăn gian khi bạn chọn cấp độ khó hơn như ở một số trò khác.
Cấu hình tối thiểu
- Windows 98/ME/2000/XP
- Intel Pentium 4 1.5GHz Processor
- 256MB RAM
- 64MB nVidia GeForce 3 class Video Card with Hardware T&L and Pixel Shader Support
- 3GB Hard Disk Space
- DirectX compatible Sound Card
- Keyboard
- Mouse
Cấu hình đề nghị
- NVIDIA(R) GeForce(TM) 4 or DirectR) 9.0c-compliant 128 MB 3D video card with hardware T&L and pixel shader support
- Microsoft(R) Windows(R) XP operating system
- 2.2 GHz Intel(R) Pentium(R) 4 or AMD(R) Athlon(TM) or faster processor
- 512 MB RAM or more
- 1.5 GB of uncompressed hard disk space for game files
- DirectR) 9.0c (included)
- DirectR)-compatible sound card and speakers or headphones
- 24X or faster CD-ROM drive
Chuyển đổi codeChuyển đổi code Biểu tượng cảm xúcBiểu tượng cảm xúc