Nghề thiết kế
game là gì?
Game design - thiết kế game được hiểu đơn giản nhất là lên những ý tưởng cho game bao gồm viết những bản mô tả về game: game này là game gì, cách chơi ra sao, nhân vật trong game như thế nào… Nghề này đòi hỏi người thực hiện phải có được sự cân bằng giữa tính sáng tạo và tính thực tế để có thể thiết kế được một game hay mà mọi người đều thích.
Có khác biệt rất lớn giữa những người thiết kế game và những game thủ. Khác biệt chủ yếu có lẽ
là ở tâm trạng và cách "chơi". Bạn chơi game chỉ để giải trí, bạn chỉ
lựa chọn game mình yêu thích nhất, một khi không thích nữa thì ngừng chơi.
Nhưng những nhà thiết kế game, ngoài việc chơi game ra, họ còn phải tìm
hiểu đâu là ưu điểm, đâu là khuyết điểm trong thiết kế, bản thân họ có đủ sức
chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn không và chỉnh sửa thế nào?... Một khi sống với
nghề thiết kế game, sự hứng thú với công việc là tối cần
thiết và quan trọng là phải biết cách nuôi dưỡng hứng thú đó.
Gần đây, cụm từ "game design" (thiết kế game) đã trở nên quen thuộc trong giới công nghệ thông tin Việt Nam. Nghề thiết kế game "hot" hơn bao giờ hết và được ví là nghề "hái" ra tiền vì mức lương khủng cũng như khoản tiền lợi nhuận khổng lồ thu được khi phát hành sản phẩm.
Nhiều suy nghĩ giản đơn cho rằng thiết kế game chỉ là một khâu sáng tạo khi đã có chút kĩ năng đồ họa, thiết kế. Nhưng thực tế, nghề phát triển game xoay quanh nhiều môn học, ví dụ như biên tập màn chơi (level editing), tạo hình (modeling), dựng chuyển động (animating), lập trình, kỹ thuật phần mềm và âm thanh. Để có ra mắt một game “đủ đô” là một danh sách các công việc bao gồm từ những nghề chuyên môn trong ngành như thiết kế đồ hoạ (vẽ hoạt cảnh, lập mô hình, thiết kế nhân vật, thiết kế bề mặt); thiết kế các màn chơi và trò chơi; viết chương trình (thường là công việc của các kỹ sư lập trình); quản trị mạng trực tuyến (dành cho bộ phận điều hành trực tuyến các game trên mạng – MMO, và quản lý website); sản xuất (Producer) - tức là lo mọi việc liên quan từ sáng tạo trò chơi đến nội địa hóa game cho thị trường trong nước.
Một trò chơi cốt lõi cũng giống như một phần mềm cao cấp. Những người tham gia phát triển trò chơi phải có kiến thức cực kỳ chuyên sâu về lĩnh vực của mình (lập trình, đồ hoạ…). Một Game Developer đã từng định nghĩa: “Nếu như một ngôi nhà, một căn biệt thự được thiết kế bởi kiến trúc sư, thì game là một “công trình” được định hình từ một hoặc nhiều người - Họ được gọi là Game Artist hay nói rộng hơn là Concept Artist (Họa sỹ thiết kế ý tưởng)”. Hoạ sỹ là người chịu trách nhiệm chính liên quan đến các vấn đề về mỹ thuật trong một sản phẩm game: những hình phác thảo ban đầu (concept art), hình thể 2D, các quy mô 3D… Trong một dự án game, tập thể các hoạ sỹ sẽ chịu sự lãnh đạo của giám đốc mỹ thuật (Art Director) hoặc nhà thiết kế (Game Designer).
Học thiết kế game ở đâu?
Tại Việt Nam, hiện nay có rất ít nơi đào tạo bài bản về làm game. Ngoài một số ít được đào tạo tại nước ngoài thì nhiều người thiết kế game tại Việt Nam phải tự mày mò tìm hiểu kiến thức trên mạng và sách vở. Chính vì sự khan hiếm nhân lực như vậy nên nghề này rất được ưu ái.
Thu thập kiến thức về thiết kế game ở đâu? Ở trên mạng, rất nhiều nhóm phát triển game ngày đêm bàn luận về chúng, các blog của những nhà thiết kế game, hãy học cách họ khai thác, thiết kế, phát triển. Tham gia vào các buổi hội thảo, triển lãm game để nghe những nhà phát triển họ nói gì. Đọc những bài viết phỏng vấn những nhà thiết kế game càng nhiều càng tốt, xem cách họ phát triển game này thế nào, ra sao. Không dễ gì bạn có được những kinh nghiệm “free” như thế. Đặc biệt, khai thác triệt để những quyển sách về phát triển, thiết kế game. Như cuốn Game Design: Theory and Practice của Richard Rouse III rất hay, hay cuốn The Art of Computer Game Design của Chris Crawford, mặc dù ra đời năm 1982 nhưng những kiến thức của nó không hề giảm giá trị.
Làm thế nào để
trở thành một nhà thiết kế game?
Dưới đây là một vài lời khuyên nhỏ cho những bạn yêu thích công việc này:
Học lập trình
Code chính là ngôn ngữ của game, và một nhà thiết kế game biết code lúc nào cũng có những ý tưởng hợp lý hơn so với những người không biết. Xa hơn nữa, coding cho phép bạn tạo ra mod và prototypes riêng cho mình. Những nhà thiết kế game tương lai mà lại không biết kĩ năng cơ bản này cũng giống như những người nghĩ họ có thể thiết kế game nhưng lại không thể thực hiện được vì không có kinh nghiệm.
Tham gia Mod team
Việc này cho phép bạn tự mình làm game cũng như tự quảng bá chính mình. Bước tiếp theo là tham gia vào một mod team nào đó, dùng những khả năng của bạn để giúp họ hết mức có thể. Có 2 lợi thế rất lớn khi làm việc nhóm. Thứ nhất, tăng cường khả năng làm việc nhóm, giúp bạn biết được thế mạnh, khả năng tiềm ẩn của mình trong tập thể. Thứ 2, thế giới các moder rất rộng lớn và ngày càng phát triển. Một team chuyên mod game sẽ có cơ hội được cộng đồng phát triển game biết đến nếu công việc của họ ấn tượng.
Hãy viết thật nhiều. Viết về hàng nghìn chủ đề khác nhau, về cuộc sống, định mệnh, công lý, sự hi sinh… rất rất nhiều chủ đề cho phép bạn khai thác và viết cảm nhận của mình. Việc này sẽ giúp bạn tăng khả năng viết của mình rất nhiều và giúp bạn tích lũy được kinh nghiệm khi viết về game. Game cũng như mọi chủ đề khác thôi, chẳng thể nào bảo bạn trong một lúc phải cho ra 1 trang A4 về game bạn sắp làm trong khi bạn không có kinh nghiệm khai thác chủ đề, dàn ý và viết sao cho ai cũng có thể hiểu. Chỉ chơi game và chơi game không bao giờ đủ giúp bạn phát triển nó cả.
Làm việc với AI
và interface
Có 2 khu vực của bộ phận phát triển game không đòi hỏi kinh nghiệm trong việc “phát triển game” thực thụ: AI và interface. Bởi vì AI, giữ nhiệm vụ điều khiển những NPC trong thế giới game chiếm một phần rất lớn trong gameplay, bạn không thể thiết kế AI nếu chẳng biết gì về cuộc sống thực. Nếu bạn hoàn thành công việc của mình tốt, chắc chắn bạn sẽ được đề nghị một vị trí cao hơn, đó chỉ là vấn đề thời gian. Việc này còn rõ ràng hơn trong công việc thiết kế interface. Interface chính là phương tiện giao tiếp với gamer, nếu bạn là gamer giỏi, điều này sẽ càng thuận tiện hơn. Nói một cách đơn giản, thiết kế interface chính là thiết kế game. Có một sự thật khá tức cười là rất ít nhà phát triển game thích làm việc với interface. Họ thích thiết kế đồ họa và lập trình hơn. Do đó hãy xem đây như một lợi thế của mình để bắt đầu công việc.
Thiết kế một
bản mở rộng (Expansion Pack)
Một hướng khác để tăng kinh nghiệm trong việc phát triển game là làm việc với các bản mở rộng. Một game nào đó khi ra đời đến lúc nào đó đạt đến giới hạn của nó, gamer chơi mãi rồi cũng sẽ khám phá hết, rồi họ chuyển sang chơi game khác nếu nhà phát triển game không tạo ra thứ gì đó tiếp theo để họ khám phá. Các bản mở rộng là cơ hội tốt cho bạn chứng tỏ đam mê của mình trong việc trở thành nhà thiết kế. Làm việc với những bản mở rộng tạo cho bạn một cơ hội tuyệt vời, ít rủi ro để chứng tỏ mình.
Tập trung vào những phản hồi
Thiết kế game gồm một phần tài năng trời phú và một phần kĩ năng rèn luyện mà có. Nếu bạn có tài không vẫn chưa đủ. Bạn cần rèn luyện thêm những kĩ năng phát triển game khác, và chỉ có một cách duy nhất: lắng nghe những phản hồi từ người dùng. Nếu bạn không lắng nghe chính người tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm bạn làm ra chẳng khác nào thứ vất đi. Hãy tự ép chính mình trong việc kiểm tra đối chiếu các phản hồi từ gamer, từ đó cải tiến sản phẩm. Kinh nghiệm phát triển game của bạn cũng từ đó mà được gia tăng.
Khi được hỏi lý do vì sao lại chọn thiết kế game, anh Vũ Phương – hiện đang là Lead Game Design công ty Emobigames. tâm sự: “Mình chọn ngành thiết kế game vì đầu tiên là đam mê, sở thích. Thứ hai, đây là một môi trường làm việc thân thiện và cạnh tranh, không gian làm việc thoải mái hơn rất nhiều so với các ngành khác. Thứ ba, nó đòi hỏi mình phải sáng tạo không ngừng nghỉ. Hơn nữa mặc dù gọi chung là thiết kế game nhưng trong đó có rất nhiều vị trí khác nhau như Gamedesign, Artist, Sound Design, Writer, Engineer (coder) nên các khả năng của bạn sẽ được khám phá và tận dụng triệt để nếu bạn có đam mê”.
Lê Quang Khải, designer của 3D Brigade cho
biết: “Nghề thiết kế game ở Việt Nam không lâu nữa sẽ phát triển.
Năng lực của chúng ta không phải là yếu so với các nước trên thế giới mà là do
chưa có một sự đầu tư mạnh tay!”
Lời kết
Thiết kế game là một ngành khá mới mẻ và có tiềm năng phát triển nhanh và mạnh ở Việt Nam. Các bạn trẻ nếu tự cảm nhận thấy mình có năng lực và niềm yêu thích đặc biệt với ngành nghề này thì hãy đừng ngần ngại xây dựng con đường sự nghiệp lâu dài cho chính mình.
DESIGNS.VN - SCARLEE
Chuyển đổi codeChuyển đổi code Biểu tượng cảm xúcBiểu tượng cảm xúc